Bền nén thủng – phồng co


Q:Cách đặt mẫu đúng khi thử độ bục trong trương hợp vải có thành phần co giãn?
A: Đặt mẫu vào giữa ngàm trên và ngàm dưới sao cho không bị nhăn hay gãy gập. Phương pháp này cũng được dùng cho vải có thành phần không co giãn, trong trường hợp này sẽ sử dụng vòm thử có kích thước nhỏ hơn.

Q: Cho các sản phẩm vớ quần, lợi ích của việc thử bằng phương pháp nén thủng là gì (ASTM D6797)?
A: Với vải co giãn nhiều, phương pháp dung màng cao su sẽ bị hạn chế bởi độ cao của vòm thử. Khi sử dụng phương pháp nén thủng, hành trình di chuyển cả chùy nén sẽ cao hơn nhiều so với chiều cao của vòm thử, làm vải sẽ bị bục, không bi giới hạn bởi chiều cao của vòm. Kết quả tiêu chuẩn D3786 và D6797 KHÔNG so sánh được với nhau. 

Q: Có sự khác biệt cần lưu ý nào về kết quả khi thử độ bục bằng máy thủy lực và máy dùng khí?
A: Không có sự khác biệt đáng kể trong kết quả thử nghiệm độ bục giữa máy thủy lực và máy dùng khí, đối với áp lực cho tới 800kPa. Dải áp suất này có độ phủ phần lớn các đặc tính của sản phẩm dệt may nói chung (xem ISO 13938-2). Một số máy thủy lực có áp suất cao hơn 800kPa.

Q: Áp suất cần cho máy thử độ bục là bao nhiêu?
A: Áp suất tối đa: 10 bar (145psi) có điều áp Áp suất tối thiểu: 6 bar. Sử dụng máy nén khí sẽ có thể tạo ra áp suất cao hơn so với đường khí cấp thông thường tại nhà máy, có thể đạt được 1000kPa/145psi, máy nén khí sẽ có thêm bộ lọc và van điều áp.

Q: Hướng nào của mẫu phải có độ căng, tất cả các hướng hay chỉ vài trường hợp?
A: Khi thử trên TruBurst, toàn bộ vải sẽ được căng đa chiều.