Tốc độ khô – Chỉ itêu thử nghiệm đang lên ngôi trong ngành Dệt may hiện đại
Khả năng quần áo và giày dép khô một cách hiệu quả là đặc tính quan trọng của sản phẩm chuyên dụng, khi mà gần như các sản phẩm chúng ta mặc đề tiếp xúc với độ ẩm ở các tình huống khác nhau, do tuyết rơi, mưa hay phổ biến nhất là mồ hôi.
Một vài thuật ngữ trong phương pháp này gồm có:
Tốc độ khô – sự thay đổi của thể tích trong một đơn vị thời gian chất lỏng bay hơi
Thời gian khô – thời gian cần thiết để một lượng chất lỏng nhất định bay hơi trong điều kiện thử nghiệm được kiểm soát.
Để hiểu rõ tính năng của sản phẩm chuyên dụng, và tìm hiểu tại sao thử độ khô lại quan trọng trong lĩnh vực dệt may, chúng ta cần hiểu mối liên hệ giữa đặc tính sản phẩm và cơ thể con người.
Cơ thể con người luôn tạo ra nhiệt ổn định ở mức 36.5 – 37.5°C. Để làm mát, cơ thể sẽ toát mồ hôi thoát ra ngoài qua da, tỏa nhiệt giúp làm mát cơ thể.
Việc sản phẩm chuyên dụng khô nhanh sẽ liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của chúng ta. Sản phẩm may mặc càng thấm nước tốt và khô nhanh, nhiệt độ bề mặt cơ thể chúng ta càng ổn định. Việc điều hòa thân nhiệt giúp cơ thể thoải mái và an toàn, khi quần áo và giày dép có thể khô trước khi độ ẩm hấp thụ nhiệt khiến tạo cảm giác mát sau khi tập thể thao
Tốc Độ Khô – Chỉ tiêu thử nghiệm đang lên ngôi trong ngành Dệt may hiện đại
Trong bối cảnh ngành dệt may đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng thân thiện với người dùng, hiệu suất cao và tối ưu hóa cảm giác mặc, một chỉ tiêu kiểm nghiệm ngày càng được các thương hiệu toàn cầu chú trọng là: tốc độ khô (drying rate) của vải.
Từ activewear đến đồng phục thể thao, từ outdoor đến thời trang công nghệ – việc vải nhanh khô sau khi thấm nước hoặc giặt giũ đang trở thành một yếu tố đánh giá trải nghiệm người dùng quan trọng.
Vậy thử tốc độ khô là gì? Nó có vai trò thế nào trong chuẩn hóa chất lượng vải? Và xu hướng nào đang dẫn đầu trong thử nghiệm vật liệu tương lai? Hãy cùng Thạch Anh Vàng khám phá ngay dưới đây.
Tốc Độ Khô Là Gì? Vì Sao Ngày Càng Quan Trọng?
Drying Rate (tốc độ khô) là khả năng bốc hơi nước của vật liệu vải sau khi bị thấm ướt – được đo bằng thời gian và/hoặc tỷ lệ bay hơi ẩm trên một đơn vị thời gian.
-
Ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác người mặc – đặc biệt với quần áo thể thao, đồ chạy bộ, đồ trekking…
-
Tăng hiệu suất sử dụng: giúp vải luôn khô thoáng, tránh mùi hôi, dễ giặt – nhanh khô.
-
Góp phần đánh giá hiệu quả xử lý finishing hoặc cấu trúc vải: vải dệt đan, microfiber, vải có lớp hút – đẩy ẩm…
Các Phương Pháp Thử Tốc Độ Khô Phổ Biến Hiện Nay
1. Phương pháp cân trọng lượng theo thời gian
-
Nguyên lý: Làm ướt mẫu, cân ở các mốc thời gian → tính % độ ẩm mất đi theo thời gian.
-
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.
-
Hạn chế: Dễ sai lệch nếu điều kiện môi trường không được kiểm soát chặt.
2. Phương pháp Drying Rate 201 (ProDry – James Heal) – Đo tự động bằng hình ảnh
-
Nguyên lý: Mẫu được theo dõi liên tục bằng camera nhiệt – ghi nhận hình ảnh bốc hơi và phân tích bằng phần mềm.
-
Ưu điểm vượt trội:
-
Chính xác, lặp lại được.
-
Phân tích theo vùng (mapping).
-
Cho ra dữ liệu định lượng và biểu đồ quá trình khô.
-
Drying Rate – Xu Hướng Thử Nghiệm Vật Liệu Của Tương Lai
Trong báo cáo của AATCC và các hội thảo quốc tế gần đây, tốc độ khô được xếp vào nhóm “chỉ tiêu cảm nhận người mặc” (perceived comfort performance) cùng với các yếu tố như:
-
Độ thấm dẫn (wicking)
-
Khả năng thoáng khí (air permeability)
-
Nhiệt cảm (thermal regulation)
Các nhãn hàng như Nike, Lululemon, Decathlon đã đưa drying time vào checklist thử nghiệm cho các dòng sản phẩm mới.
Dự kiến, từ năm 2026 trở đi, nhiều bộ tiêu chuẩn ISO và AATCC sẽ:
-
Mở rộng định nghĩa về “moisture management” để bao gồm cả drying rate.
-
Chuẩn hóa các phương pháp đo tự động như ProDry.
Đăng ký để được tư vấn
- Hotline 0938 078 338
- Email info@thachanhvang.com