Phương pháp thử

Thiết bị

Thử xé rách
Q: Khi muốn thử độ co giãn bị ảnh hưởng thế nào đối với vải denim, có phương pháp nào phù hợp không? A: Khi đánh giá độ co giãn bị ảnh hưởng, phương pháp thử co giãn phục hồi sẽ phù hợp hơn thử độ bền xé rách, chúng ta có thể thử mẫu trước và sau khi xử lý bề mặt để đánh giá độ co giã và phục hồi, tính toán & thay đổi trước và sau. Q: Có nên hiệu chuẩn trước khi thử nghiệm để kiểm tra lực? A: Có thể kiểm tra giá trị đọc đúng bằng cách kiểu tra các quả tạ kết nối với cảm biến lực. Có thể kiểm tra giá trị đọc của từng quả tạ để xem trọng lượng đúng có được ghi nhận không. Q: Lực xé có phụ thuộc trọng lượng vải không? A: Nói chung là có. Vải có trọng lượng cao sẽ có độ bền xe rách cao hơn so với vải có trọng lượng nhẹ. Q: Phương pháp nào thường được dùng cho vải có thành phần co giãn? A: Không nên thử bằng phương pháp Elmendorf cho vải có thành phần co giãn. Nếu vải chứa thành phần co giãn, khi xé vải, khoảng cách 43mm sẽ thay đổi với vải có độ giãn cao, do vậy, việc tính toán lực xé sẽ không chính xác. Phương pháp ISO 13937 phần 2, 3 sẽ phù hợp hơn, phù hợp nhát là phần 2. Thử xé rách bằng máy cường lực CRE như Titan có thể sư dụng cho vải co giãn do không sử dụng khoảng cách khi tính lực xé rách.
Bền nén thủng – phồng co
Q:Cách đặt mẫu đúng khi thử độ bục trong trương hợp vải có thành phần co giãn? A: Đặt mẫu vào giữa ngàm trên và ngàm dưới sao cho không bị nhăn hay gãy gập. Phương pháp này cũng được dùng cho vải có thành phần không co giãn, trong trường hợp này sẽ sử dụng vòm thử có kích thước nhỏ hơn. Q: Cho các sản phẩm vớ quần, lợi ích của việc thử bằng phương pháp nén thủng là gì (ASTM D6797)? A: Với vải co giãn nhiều, phương pháp dung màng cao su sẽ bị hạn chế bởi độ cao của vòm thử. Khi sử dụng phương pháp nén thủng, hành trình di chuyển cả chùy nén sẽ cao hơn nhiều so với chiều cao của vòm thử, làm vải sẽ bị bục, không bi giới hạn bởi chiều cao của vòm. Kết quả tiêu chuẩn D3786 và D6797 KHÔNG so sánh được với nhau.  Q: Có sự khác biệt cần lưu ý nào về kết quả khi thử độ bục bằng máy thủy lực và máy dùng khí? A: Không có sự khác biệt đáng kể trong kết quả thử nghiệm độ bục giữa máy thủy lực và máy dùng khí, đối với áp lực cho tới 800kPa. Dải áp suất này có độ phủ phần lớn các đặc tính của sản phẩm dệt may nói chung (xem ISO 13938-2). Một số máy thủy lực có áp suất cao hơn 800kPa. Q: Áp suất cần cho máy thử độ bục là bao nhiêu? A: Áp suất tối đa: 10 bar (145psi) có điều áp Áp suất tối thiểu: 6 bar. Sử dụng máy nén khí sẽ có thể tạo ra áp suất cao hơn so với đường khí cấp thông thường tại nhà máy, có thể đạt được 1000kPa/145psi, máy nén khí sẽ có thêm bộ lọc và van điều áp. Q: Hướng nào của mẫu phải có độ căng, tất cả các hướng hay chỉ vài trường hợp? A: Khi thử trên TruBurst, toàn bộ vải sẽ được căng đa chiều.
Bền màu ánh sáng
Q: Phương pháp thử nào liên quan đến thời gian, phương pháp nào liên quan đến kết quả tham chiếu Len xanh? A: Phần lớn các tiêu chuẩn dựa trên len xanh, trong khi các tiêu chuẩn trong ngành ô tô dựa trên lượng bức xạ (thời gian). Bức xạ có kiểm soát được dung trong phương pháp thử này, sử dụng một đồng hồ đo bức sóng như James Heal's SolarSens. ISO 105 B02 - Method 5 cũng tham chiếu lượng bức xạ. Q: Tần suất thay thể đèn Xenon Lamps, Kính lọc KG1 Filters, Borosilicate Cylinder và bộ lọc khí Air Filters? A: Đèn: thay khoảng 1500 giờ khi chạy phương pháp ISO 105 B02 A1 KG1 Filters: thay 3500 giờ Borosilicate Cylinder: Không có quy định vòng đời, chỉ cần giữ sạch và không trầy xước, hư hỏng Bộ lọc khí tùy thuộc vào môi trường Q: Giải thích sự khác biệt chính giữa ISO 105 B02 Method 2 và Method 5? A: Method 2 dùng Len xanh, được mô tả trong tiêu chuẩn như saus, ‘dùng khi một số lượng mẫu lớn cần được thử đồng thời. Phương pháp này cho phép một số lượng mẫu có độ bay màu khác nhau được thử với cùng một bộ len xanh chuẩn tham chiếu. Phương pháp 5 dựa trên lượng bức xạ (thời gian) như tiêu chuẩn miêu tả "Phương pháp này thích hợp để kiểm tra độ phợp chuẩn theo mức bức xạ quy định trước".